Mì Ramen Nhật Bản và nguồn gốc suất sứ của món ăn | Cẩm Nang Du Lịch
Slider

   Nếu bạn là một fan truyện tranh đích thực của Nhật Bản có thể thấy Udon và Ramen đều là 2 món ăn đặc trưng của Nhật nhưng Ramen lại được nhắc đến nhiều hơn có thể do độ đặc trưng của nó đối với người dân Nhật. Ví dụ như tác phẩm truyện tranh Naruto gắn liền với tuổi thơ của biết bao người thì nhân vật chính Naruto chỉ thích đi ăn mì Ramen và rất ít lần nhắc đến Udon.

Xuất sứ từ Trung Hoa ?

ramen tonkotsu ramen

   Ramen có nguồn gốc từ đâu vẫn là một câu hỏi không rõ ràng. Nhiều nguồn cho rằng ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc  nhưng người ta không rõ nó được du nhập vào Nhật Bản từ khi nào. Nhiều nguồn khác cho rằng nó được phát minh ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20.

   Từ nguyên học của "Ramen" vẫn còn là một chủ đề tranh cãi. Có giả thiết cho rằng ramen là cách phát âm trong tiếng Nhật của từ gốc tiếng Trung là lạp miến (拉麺), nghĩa là "mì kéo sợi thủ công (bằng tay)." Giả thiết thứ 2 cho rằng nó xuất phát từ 老麺 (lão miến) còn một nguồn khác cho rằng ramen ban đầu là 鹵麺 (lỗ miến), mì được nấu trong nước sốt nhiều tinh bột. Giả thiết thứ 4 xuất phát từ 撈麵 (lao miến). Cho tới thập niên 1950, ramen vẫn được gọi là shina soba (支那そば, nghĩa là "soba Trung Quốc") nhưng ngày nay chūka soba (中華そば, cũng có nghĩa là "soba Trung Quốc") hoặc đơn giản là Ramen (ラーメン) thường gặp hơn, khi mà từ "支那" (shina, đọc âm Hán Việt là "chi na") mang một ý nghĩa miệt thị.

   Đến năm 1900, các nhà hàng phục vụ ẩm thực Trung Hoa từ Quảng Châu và Thượng Hải đã phục vụ một món mỳ ramen với sợi mỳ đơn giản (cắt chứ không kéo bằng tay), một vài đồ ăn bày kèm, và nước dùng từ xương lợn và muối. Nhiều người Hoa sống tại Nhật Bản cũng kéo các xe bán đồ ăn mang đi, bán ramen và bánh bao gyōza cho công nhân. Đến giữa thập niên 1900, những xe bán đồ ăn này sử dụng một loại còi phát nhạc gọi là charumera (チャルメラ, xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha charamela) để quảng cáo sự hiện diện của họ, một thói quen mà một vài nhà hàng vẫn giữ lại thông qua một cái loa và một đoạn thu âm được lặp lại. Đến đầu thời kỳ Shōwa, ramen đã trở thành một món ăn phổ biến khi ra ngoài ăn.

Hương vị đặc trưng Nhật Bản

  Có một loạt các loại món ramen tồn tại ở Nhật Bản, với sự khác biệt về địa lý và nhà cung cấp cụ thể, ngay cả trong các phân loại chia sẻ cùng tên. Ramen có thể được phân loại bởi hai thành phần chính: sợi mì và nước dùng.

ramen shio ramen

Sợi mì

  Hầu hết mì được làm từ bốn thành phần cơ bản: bột mì, muối, nước và (かん水 kansui?) (từ (鹹水 kansui?, nước muối)) một loại nước khoáng có tính kiềm, có chứa natri cacbonat và thường có kali cacbonat, cũng như đôi khi một lượng nhỏ axit photphoric.

   Kansui là thành phần phân biệt trong mỳ ramen, và có nguồn gốc từ vùng Nội Mông, nơi mà một số hồ chứa một lượng lớn các chất khoáng này và có loại nước được cho là hoàn hảo để làm món mỳ này. Làm mỳ với kansui khiến cho mỳ có một màu vàng cũng như một kết cấu vững chắc. Trứng cũng có thể được thay thế cho kansui. Một vài loại mỳ không làm từ trứng hay kansui và chỉ nên được sử dụng cho yakisoba, vì chúng có một cấu trúc yếu hơn và trở nên cực kỳ mềm khi nấu mỳ nước.

  Ramen có nhiều dạng và độ dài sợi khác nhau. Nó có thể dày, mỏng, hoặc thậm chí chỉ mỏng như sợi ruy băng, cũng như có thể thẳng hoặc nhăn nheo.

Nước dùng

  Nước súp của ramen nói chung là nước dùng nấu từ thịt gà hoặc thịt lợn, kết hợp với một loạt các thành phần như kombu (tảo bẹ), katsuobushi (vụn cá ngừ vằn phơi khô bào mỏng), niboshi (cá mòi bé phơi khô), xương bò, nấm hương (shiitake) và hành tây.

Ramen thường được dùng với

ramen nguyen lieu

Sau khi chế biến cơ bản, ramen có thể được nêm nếm và tăng hương vị với bất kỳ số lượng đồ ăn bày kèm nào, bao gồm nhưng không giới hạn trong:

    - Chāshū (thịt lợn nướng/om rồi thái lát)

Thường rim với nước tương hay rượu ngọt.Ở Okinawa thường dùng ba rọi hay sườn heo khác với dùng thịt gà hay thịt bò.

    - Hành lá

    - Trứng luộc đã thêm gia vị

Thường được luộc hồng đào sau đó được ướp với nước tương hay rượt ngọt trong vài giờ đồng hồ.

    - Giá đỗ hoặc bất kì loại rau mầm nào khác

    - Menma (măng muối chua)

Được chế biến bằng cách lên men có vị ngọt nhẹ ( được gọi là "menma" ).

    - Kakuni (thịt lợn viên hoặc nặn hình vuông và om)

    - Nori (rong biển sấy khô)

    - Narutomaki/kamaboko (chả cá nặn thành hình sẵn)

    - Ngô

    - Bơ

    - Wakame

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các văn hóa ẩm thưc thú vị khác ở Nhật Bản để hiểu thêm về đất nước Phù Tang nhé.

Sưu tầm

 

 

 

 

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

028 3526 7788
098 3355 639
Ms Mai Anh : viber skype 1zalo
ĐT: 0938 679 868

Hoặc email cho chúng tôi: info@vietviettourism.com

du lich my 39tr
du lich chau au